Giải pháp chống thấm nước ẩm mốc chân tường gia đình bạn

Để xử lý thấm nước chân tường hiệu quả, bạn cần thực hiện tuần tự theo các bước

Khi nước thấm lên tường, đồng thời sẽ đem theo một lượng muối khoáng có trong nước, cùng nhiều vi chất thích hợp cho các loại nấm mốc tồn tại, phát triển. Các nhà khoa học đã chứng minh có hàng trăm loại vi khuẩn trong các vết nấm mốc đó. Nếu hít phải thường xuyên, nguy cơ cao sẽ mắc phải dị tật đường hô hấp, ho hen…đặc biệt là ở người già và trẻ nhỏ, đối tượng có sức đề kháng kém.

Những vị trí trong nhà thường bị ẩm mốc

Chân tường bên ngoài các khu vệ sinh, khu rửa chén bát..
Chân tường bên trong tầng hầm
Chân tường kẹt giữa hai nhà có khoảng cách
Chân tường nơi có nền đất ẩm.
tham nuoc chan tuong
Hiện tượng thấm nước chân tường làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và kết cấu của ngôi nhà.
​Nguyên nhân gây thấm nước chân tường

Về cơ bản, có 3 nguyên nhân gây thấm nước chân tường như sau:

Bản chất của hồ, vữa vi măng là xốp mềm, vì vậy dễ hấp thụ nước. Trong quá trình sử dụng, hồ vữa hút nước và lan theo mạch lên trên, đến một mức nhất định lượng nước còn lại sẽ theo đó tràn ra ngoài và gây ẩm chân tường. Lớp vữa hồ càng cũ thì độ thấm càng mạnh.
Trong quá trình xây dựng, người thợ thực hiện sai cách hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm. Không tránh được việc gây ra những chỗ thiếu vữa, đôi khi tạo ra những cái lỗ thậm chí thông sang bên kia tường. Đây chính là điều kiện để nước thấm nhanh và thấm sâu vào chân tường.
Ngay từ đầu không coi trọng việc chống thấm trong thiết kế xây dựng, vì vậy khi sử dụng xuất hiện thấm nước chân tường là điều khó tránh khỏi.
Vậy, làm thế nào để xử lý hiện tượng thấm nước chân tường gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ ngôi nhà? Cùng Homedy tham khảo một số giải pháp dưới đây!

Cách xử lý thấm nước chân tường

Thực hiện giải pháp theo các bước cụ thể để xử lý thấm nước chân tường.
Để xử lý thấm nước chân tường hiệu quả, bạn cần thực hiện tuần tự theo các bước hướng dẫn. Không bỏ bước, tắt bước, tránh việc tốn thời gian, công sức mà không giải quyết được vấn đề.

Cụ thể như sau:

Đầu tiên, bạn đục tạo rãnh, quét một lớp vữa gốc xi măng nhằm phát triển ninh kết trong các mao mạch dẫn, các khe hở nhỏ.
Sau đó trám lại bằng hỗn hợp vữa cát, xi măng trộn thêm một liều lượng phụ gia nhất định, sao cho hỗ hợp này có đủ cường độ để nước không có khả năng thẩm thấu qua được. Trong quá trình trám lại bằng hỗn hợp, bạn phải đảm bảo rằng bề mặt đã được phủ kín. Độ dày lớp vữa hỗn hợp khoảng 0,5cm.
Quét 1 lớp vật liệu chống thấm gốc xi măng (công nghệ phát triển mạng tinh thể), nhằm củng cố và đảm bảo độ bền của hạng mục xử lý là vĩnh cửu.
Cuối cùng, tô vữa hoàn thiện, phục hồi lại mới như lúc ban đầu.
Hi vọng những thông tin có trong bài viết sẽ hữu ích đối với bạn, giúp bạn xử lý được hiện tượng thấm nước chân tường hiệu quả, nhanh chóng nhất!

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *